Tiêu đề của website

BÙI THỊ HUỆ: MŨI CHỦ CÔNG ẤN TƯỢNG

Tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu

Cầm tinh con trâu, Bùi Thị Huệ sinh năm 1985 tại xã Thái Giang, huyện Thái Thuỵ trong một gia đình thuần nông không có ai là dân thể thao. Sớm bộc lộ tố chất tốt nên năm 1997 Huệ được tuyển vào luyện tập bóng chuyền tại Trung tâm Huấn luyện TDTT Thái Bình. Biết bao khó khăn và bỡ ngỡ ban đầu, song bé Huệ nhanh chóng hoà nhập, với bản tính của nhà nông chất phác nên đã tích cực tập luyện và ngay từ đầu cô gái ấy đã thể hiện những yếu tố của một cầu thủ có triển vọng. Thế rồi chỉ sau ba năm luyện tập, Bùi Thị Huệ đã trở một trong những mũi đánh trụ cột của câu lạc bộ Vital Thái Bình. Bùi Huệ từng tâm sự “Nhà em không có ai chơi thể thao. Lúc 12 tuổi, có một lần bố em thấy trên truyền hình đăng thông báo tuyển sinh lớp bóng chuyền năng khiếu ở Trung tâm TDTT và hỏi có thích đi tuyển không, em chỉ nghĩ đơn giản mình lộc ngộc thế, cao 1m63 có lẽ nếu đi tập sẽ không phải xấu hổ vì cao kều nữa nên xin bố cho đi. Nhà em ai cũng có chiều cao bình thường, chỉ có mỗi mình em là như thế...”


-

Tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu

Cầm tinh con trâu, Bùi Thị Huệ sinh năm 1985 tại xã Thái Giang, huyện Thái Thuỵ trong một gia đình thuần nông không có ai là dân thể thao. Sớm bộc lộ tố chất tốt nên năm 1997 Huệ được tuyển vào luyện tập bóng chuyền tại Trung tâm Huấn luyện TDTT Thái Bình. Biết bao khó khăn và bỡ ngỡ ban đầu, song bé Huệ nhanh chóng hoà nhập, với bản tính của nhà nông chất phác nên đã tích cực tập luyện và ngay từ đầu cô gái ấy đã thể hiện những yếu tố của một cầu thủ có triển vọng. Thế rồi chỉ sau ba năm luyện tập, Bùi Thị Huệ đã trở một trong những mũi đánh trụ cột của câu lạc bộ Vital Thái Bình. Bùi Huệ từng tâm sự “Nhà em không có ai chơi thể thao. Lúc 12 tuổi, có một lần bố em thấy trên truyền hình đăng thông báo tuyển sinh lớp bóng chuyền năng khiếu ở Trung tâm TDTT và hỏi có thích đi tuyển không, em chỉ nghĩ đơn giản mình lộc ngộc thế, cao 1m63 có lẽ nếu đi tập sẽ không phải xấu hổ vì cao kều nữa nên xin bố cho đi. Nhà em ai cũng có chiều cao bình thường, chỉ có mỗi mình em là như thế...”

Bùi Thị Huệ sinh ngày 27.2.1985; cao 1m74, nặng 70 kg, bắt đầu tập bóng chuyền từ năm 1997, chính thức lên đội 1 (Thái Bình) năm 2001, cũng là thời điểm được triệu tập vào ĐTQG. Là cầu thủ lần đầu tiên đeo băng đội trưởng đã giúp V.TB lập cú hat-trick vô địch năm 2007, cùng ĐTQG 5 lần á quân SEA Games 21, 22, 23, 24,25. Trên sân, Huệ được mang danh hiệu “tay đánh búa bổ” và trong làng bóng chuyền Việt Nam, ngoài Huệ mới có Ngô Văn Kiều mang danh hiệu“oanh tạc cơ” rất xứng đáng.

 

 

Thày và bạn của Bùi Thị Huệ tự hào kể rằng Huệ có khá nhiều điểm đặc biệt rất khác người mà rõ nhất là cô được đào tạo tại Trung tâm khi mới 12 tuổi; là cầu thủ trẻ nhất được triệu tập vào luyện tập và thi đấu ở đội tuyển Quốc gia (năm 16,5 tuổi). Bên cạnh đó, điều khiến các bạn yêu mến nể phục Huệ bởi cô là vận động viên chơi được nhiều môn thể thao và từng giành nhiều HCVnhất tại môn thể thao mình không chuyên. Họ nhớ lại năm 2002, do phát hiện được Huệ có thể lực, bước nhảy và sức bật tốt, HLV Bùi Trọng Thức và ban Giám đốc Trung tâm đã quyết định cho Huệ thử sức ở môn thể thao Nữ Hoàng. Thế là ngoài việc thực hiện giáo án huấn luyện ở môn bóng chuyền, Bùi Thị Huệ lại tập thêm các bài tập nhảy cao và chạy ở cự ly ngắn. Sẵn có thể lực, tố chất và lòng nhiệt tình, Huệ chăm chỉ luyện tập và thật bất ngờ khi xuất sắc giành liên tiếp 5 HCV, 2 HCB khi tham gia thi đấu tại các giải điền kinh trẻ, điền kinh thanh thiếu niên toàn quốc ngay khi còn rất trẻ, đúng là tuổi 17 bẻ gẫy sừng trâu.

Kỳ tích

 Năm 2002, đội tuyển bóng chuyền trẻ Việt Nam được thành lập để tham dự giải bóng chuyền trẻ Đông Nam á và châu Á, tổ chức tại TP.HCM. Trong danh sách đội có 2 mũi chủ công cùng sinh năm 1985 là Bùi Thị Huệ và Phạm Thị Yến, ít người biết rằng đó chính là thời điểm xuất hiện hai trong số không nhiều những mũi chủ công xuất sắc của bóng chuyền Việt Nam đương đại.  

Bùi Thị Huệ và Phạm Thị Yến được bố trí là cặp chủ công đứng đối cầu, đồng đội của họ có cặp chuyền hai Thanh Thúy và Vũ Đăng Kiều, phụ công Mai Hương…và ngay ở sân chơi quốc tế đầu đời đó, hai chủ công tuổi Sửu của tuyển trẻ Việt Nam đã chơi xuất sắc, riêng Bùi Thị Huệ được bầu là cầu thủ hay nhất của đội chủ nhà. Dần dần, cái sức mạnh nơi bả vai khi phát lực ra đòn của Bùi Thị Huệ được biết đến như một thế mạnh, một đặc sản của đội bóng vùng quê lúa. Nếu so về sức mạnh thuần túy, tôi khẳng định ở ta chỉ có Bùi Huệ và Nguyễn Thị Hoa của Long An hồi thập kỉ 90 TK 20 là nhất, chỉ có 2 người này là đủ sức để đánh những quả bóng “một tiếng” (tiếng bóng chạm tay và bóng chạm sàn dường như cùng lúc). Tuy nhiên, Huệ con-tên thân mật đồng đội tuyển QG đã gọi Bùi Huệ để phân biệt với Huệ lớn là Phạm Kim Huệ, chỉ thực sự lập nên kỳ tích khi tham dự VTV Cup lần đầu vào năm 2004, tại nhà thi đấu Trần Quốc Toản ở Nam Định. Tại sân chơi này, trong 6 trận đấu có tuyển Việt Nam tham dự, Bùi Thị Huệ 5 lần nhận được danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất, bạn Huệ là Phạm Thị Yến 1 lần nhận danh hiệu này và đó là những kỷ niệm không thể nào quên trong cuộc đời một cầu thủ chân chính. 

Sức mạnh của các quả đập từ tay đánh Việt Nam mang áo số 14 là đáng sợ. Tôi đã nghe câu nói đó của một nữ cầu thủ Trung Quốc bên lề nhà thi đấu Trần Quốc Toản. Phải chăng chính ở giải này Bùi Thị Huệ đã một lần gây kinh ngạc tất cả khi nhảy đánh từ số 3 hơi xa lưới, quả bóng quá mạnh đã làm một cầu thủ to béo của đội tuyển Kazakhstan bật ngửa ngay trên sàn đấu, lập tức Huệ chạy qua nắm tay kéo bạn lên và cũng từ đó, cô gái Thái Bình ấy nhận thêm biệt danh vui vẻ là “tay đánh búa bổ”.

Trên đường dài

Cần ghi nhận Phạm Thị Yến là nữ cầu thủ đầu tiên nhảy phát thành công gây ấn tượng, sau Yến là Bùi Thị Huệ. Trên lưới, Bùi Huệ không chỉ tấn công bằng sức mạnh mà biết bỏ nhỏ khá tốt và thêm quả gõ bóng lỏng khiến đối phương không kịp xoay sở. Đôi khi Huệ nhảy chuyền mạnh vào góc hở bên kia sân nếu kịp phát hiện. Biết phát bay, tuy nhiên Huệ con còn hạn chế chút ít ở khâu chắn bóng. Những cuốn bullitin tại các giải bao giờ cũng cho thấy tần suất đỡ bước 1 của Huệ là cao nhất…và đó là các trích ngang chuyên môn của cô gái này.

Sinh thời, danh thủ Đào Hữu Uyển đã trả lời tôi: theo dõi đội tuyển nữ nhiều lần, tôi thấy Bùi Huệ chơi toàn diện nhất, đặc biệt là tay phòng ngự sân sau và bước 1 rất cừ. Đồng đội Phạm Thị Yến thì nói: Em thấy trong các cầu thủ BC mà em biết, Bùi Thị Huệ chơi toàn diện nhất và là người vui vẻ, rất dễ hòa đồng với mọi người. Huấn luyện viên Nguyễn Ngọc Mạnh (Mạnh “hói”) cho hay: Huệ là “đứa” tấn công cứng cựa nhất đó!

Năm thể thao 2007 đã kết thúc với kết quả đội Petechim - Vital Thái Bình do Huệ làm đội trưởng đều xuất sắc giành ngôi vô địch. Thành tích của tập thể là hiện thực không chối cãi, tuy nhiên quê hương 5 tấn đã ghi nhận công lao của đội trưởng, chủ công Bùi Thị Huệ khi góp phần quan trọng đem vinh quang về cho đội bóng Thái Bình sau 30 năm mong đợi. Từ khi được tín nhiệm bầu làm đội trưởng, Bùi Huệ đã phát huy hết khả năng, gương mẫu dẫn dắt toàn đội trong luyện tập thi đấu, đoàn kết trong sinh hoạt và đi đấu ở đâu cũng được yêu mến. Mùa giải này, một số đồng đội của Huệ như Vũ Việt Dung, Lê Thị Mười, Nguyễn Thị Minh đã nghỉ đấu, và Huệ con của chúng ta phải căng sức cùng cựu binh Thu Phương dẫn dắt lớp đàn em như Ngoan, Khuyên, Hương…gắng gỏi từng trận đấu trước những đối thủ mạnh, cuối cùng đem về hạng Tư cho đội nhà là một nỗ lực đáng khen. Họ xiết tay nhau và hiểu rằng mọi cái vẫn còn đang ở phía trước.

Thay lời kết…

Gần mười năm gắn bó với bóng chuyền đỉnh cao, Bùi Thị Huệ đã có được một thương hiệu trên sân chơi của mình, cô đã có một tập thể lớn có chung một hướng nhìn và một gia đình hạnh phúc với người mình yêu cũng là một cầu thủ bóng chuyền và bất luận thế nào, cô gái sinh ra và lớn lên từ vùng đất giàu truyền thống này sẽ mãi mãi gìn giữ và phát huy niềm tự hào với danh xưng Huệ Thái Bình.

AMA LÂM


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Bài viết cùng chuyên mục
Nội dung đang được cập nhật.
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều